NƯỚC SINH HOẠT BỊ NHIỄM SẮT PHẢI XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO ?

Bởi dev 10/09/2020

1258

Chia sẻ

NƯỚC SINH HOẠT BỊ NHIỄM SẮT PHẢI XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO ?

Môi trường ô nhiễm, bầu không khí ô nhiễm, đất ô nhiễm và ngay cả nước -  một thứ thiết yếu cần có đối với con người cũng đang bị ô nhiễm ngày một nghiêm trọng.

Từ nước giếng khoan, nước mưa và đến nước máy đều đang bị ô nhiễm xâm lấn, đặc biệt là đối với những nguồn nước bị ô nhiễm sắt. Việc nước bị nhiễm sắt sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người khi sử dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

 Nguồn nước bị rò rỉ, màu cam chảy ra từ vòi chính là dấu hiệu cảnh báo nước nhiễm sắt nặng. Tuy nhiên, chúng cũng có thể vô hình xuất hiện dưới dạng các cặn nhỏ trong ly nước của bạn. Vậy chúng ta phải xử lý vấn đề này như thế nào?

Thế nào là nước nhiễm sắt ?

Nước ngầm nhiễm sắt do sắt từ lớp vỏ trái đất. Sắt là khoáng chất phong phú nhất trong lớp vỏ trái đất. Lượng mưa lớn ngấm vào lòng đất khiến cho sắt tích tụ vào nguồn nước ngầm. Sự hiện diện của sắt trong nguồn nước ngầm là không thể nào tránh khỏi dù bạn có cố ngăn chặn chúng thế nào.

Nước nhiễm sắt cũng có thể do nguồn nước của bạn tiếp xúc với hệ thống đường ống bị rỉ sét, ăn mòn. Ống nước quá cũ, bị rỉ sẽ khiến cho nguồn nước chảy ra vòi của bạn bị màu nâu hoặc cam. Điều này có thể được khắc phục bằng cách thay thế các đường ống mới chạy từ giếng nước, nguồn nước của bạn. Hoặc có thể, hãy khoan một giếng mới để giảm thiệt hại. Sắt trong nguồn nước ở các dạng như sắt hòa tan (Fe +2 ), sắt không hòa tan (Fe +3 ), vi khuẩn sắt.

Nước nhiễm sắt làm hỏng thiết bị trong nhà bạn như thế nào?

Nước nhiễm sắt khi sắt làm tắc nghẽn đường ống và giảm áp lực nước của hộ gia đình. Hơn nữa, nó làm hỏng hết những hương vị của trà, cà phê, thức ăn khi nấu. Đặc biệt, sắt gây ra các vết bẩn khó chịu trong các thiết bị gia dụng.

  • Ống nước bị tắc: Khi lượng sắt chảy qua ống nước của bạn, nó có thể tích tụ bên trong đường ống và hạn chế dòng chảy. Nó làm giảm áp lực nước chung của gia đình bạn, khiết các thiết bị như bồn rửa, bồn cầu, vòi hoa sen hoạt động chậm lại. Vi khuẩn sắt để lại chất nhờn màu nâu dày tích tụ trong đường ống. Nó có thể gây ra áp lực nước thất thường, thậm chí là nơi mà vi khuẩn sinh sống và gây phát triển mạnh gây bệnh cho con người. Bất kỳ thiết bị nào dùng nước từ máy rửa chén tới vòi tưới cây nhà bạn đều trở thành nạn nhân của sự tích tụ sắt. Do vậy, hãy sớm thay đường ống mới nhé!
  • Thiết bị gia dụng nhuộm màu: Nước nhiễm sắt với điển hình bạn có thể nhận biết là các thiết bị sử dụng nước thường biến màu. Các vệt cam có thể xuất hiện trong bồn cầu của bạn, màu đỏ hay vàng cũng có tại các mép bồn rửa và xung quanh cống nước. Ngay cả bát đĩa hay đồ giặt của bạn cũng không thể an toàn khỏi vết bẩn màu nâu sau khi được rửa nước bằng sắt.

Ngoài ra, quần áo hay vải khi giặt với nước có sắt cũng có tình trạng đổi màu gây khó chịu.

  • Nước có mùi kim loại và đổi màu: Cách nhận biết nước nhiễm sắt khi ăn uống đó là nhìn vào màu và mùi vị của chúng. Sắt để lại nước với dư vị kim loại nặng. Đồ uống nào được làm từ nước nhiễm sắt thường có mùi kim loại khá rõ (gồm cả trà, cà phê...). Khi bạn nấu mì, hấp rau hay bất cứ thực phẩm nào, nước cũng có mùi khá tanh và lợ.
  • Da và tóc bị nhuộm màu khi nước nhiễm sắt:

Nước sinh hoạt nhiễm sắt cũng gây ra những dấu hiệu đổi màu lên cơ thể con người. Gội đầu trong nguồn nước nồng độ sắt cao, tóc bạn có thể màu cam. Lượng khoáng chất nặng này cũng có thể khiến tóc bạn xơ yếu và dễ gãy rụng. Khi tắm trong nguồn nước này cũng vậy, làn da bạn sẽ có xu hướng chuyển sang tông màu đỏ. Khoáng chất này gây tiêu cực đến làn da của bạn như làm khô da, gây mụn và chàm.

Đây cũng là ảnh hưởng không tốt từ nguồn nước cứng nói chung.

Tình trạng nước nhiễm sắt có nguy hiểm không?

Uống hàm lượng nước nhiễm sắt thấp không nguy hiểm và không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn. Sắt được quy định là chất gây ô nhiễm thứ cấp của EPA (Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ). Các chất gây ô nhiễm thứ cấp là các chất gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ như gây màu, mùi hôi, vết bẩn. Nó không gây nguy hiểm khi uống phải.

Thực tế thì bản thân sắt cần thiết cho chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng cho cơ thể. Chúng còn góp phần tích cực trong quá trình sản xuất hồng cầu và đưa oxy đi khắp các cơ quan cơ thể.

Tuy nhiên, khi bạn tiêu thụ nồng độ sắt cao và trong một thời gian dài, chúng có khả năng gây độc. Hemochromatosis (thừa sắt) là một tình trạng rối lọan khi cơ thể bạn hấp thụ quá nhiều sắt. Hội chứng này gây ra mất tỉnh táo, giảm cân, suy gan...Đặc biệt, hemochromatosis là chứng rối loạn di truyền khá phổ biến tại Mỹ (type 1).

 

Tại Việt Nam, nước giếng khoan bị nhiễm sắt cũng khá nghiêm trọng. Nhiều khu vực ngoại thành Hà Nội như Hoài Đức, Thanh Trì có tỉ lệ sắt trong nước cao hơn gấp 2 – 13 lần so với mức tiêu chuẩn.

Cách xử lý nước nhiễm sắt phổ biến

Một số phương pháp xử lý nước nhiễm sắt thông dụng được áp dụng:

  • Sử dụng chất làm mềm nước: Chất làm mềm nước trao đổi ion có thể loại bỏ nhẹ nhàng sắt ra khỏi nước. Chất này chủ yếu được sử dụng để loại bỏ khoáng chất có độ cứng ra khỏi nước qua việc trao đổi ion. Vì sắt là một cation điện tích dương, nó sẽ bị hút vào các hạt nhựa anion hình cầu và trao đổi với một ion natri. Nếu có bất kỳ chất sắt nào có trong nước, bộ lọc trước trầm tích sẽ là cần thiết.
  • Cát xanh mangan khử sắt: Đây là một chất oxy hóa mạnh mẽ. Khi sắt và mangan tiếp xúc trực tiếp, chúng bị oxy hóa ra dạng hòa tan và biến thành vật chất rắn. Sắt sau đó kết tủa lại và được loại ra môi trường nước bởi cát xanh mangan.
  • Sử dụng máy lọc nước: Với nguồn nước uống trực tiếp tại vòi, bạn có thể sử dụng các loại máy lọc nước hiện đại nhất trên thị trường như Karofi, Korihome...Các máy lọc nước này với các cấp lọc hiện đại sẽ giúp nguồn nước của bạn an toàn, tinh khiết. Ngoài sắt thì các kim loại nặng khác như chì, thủy ngân, asen... cũng được lọc sạch hoàn toàn.

Mọi thông tin về các loại máy lọc nước bạn có thể tham khảo thêm tại đây: https://eshops.vn/may-loc-nuoc

Cần tư vấn hoặc hỗ trợ miễn phí 24/7 : 1800 0072

 

Đăng ký tư vấn NƯỚC SINH HOẠT BỊ NHIỄM SẮT PHẢI XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO ?

Họ tên không được để trống!

Số điện thoại không được để trống!

Số điện thoại sai định dạng!

Địa chỉ không được để trống!

Tên sản phẩm hoặc Model máy không được để trống!