Bệnh ung thư có lây không?

Bởi [email protected] 02/11/2022

241

Chia sẻ

Ung thư không lây truyền theo đường tiếp xúc thông thường, nhưng việc lây một số bệnh nhiễm trùng như viêm gan B và C, HPV, HIV có thể dẫn đến ung thư.

Ung thư không lây truyền từ người sang người khi hít thở không khí, dùng chung bàn chải đánh răng, tiếp xúc thông thường hay quan hệ tình dục... Tuy nhiên, lây nhiễm một số bệnh nhiễm trùng, ghép tạng hay truyền từ mẹ sang con... có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Ung thư cũng có thể di truyền trong các gia đình nhưng không phải lây truyền mà liên quan đến các đặc điểm gene.

Ung thư di truyền: Thường trong gia đình có tiền sử ung thư thì con cái cũng có nguy cơ bị ung thư. Ung thư di truyền chiếm khoảng 10% các loại ung thư (ảnh hưởng của di truyền có thể khác nhau tùy theo loại).

Nhiều đột biến gene liên quan đến ung thư như BRCA xảy ra trong các gene ức chế khối u. Các gene ức chế khối u mã hóa các protein sửa chữa DNA đã bị hư hỏng hoặc loại bỏ tế bào trước khi nó trở thành tế bào ung thư. Trong vài trường hợp, gene đột biến không gây ung thư nhưng cản trở khả năng sửa chữa các tế bào bị tổn thương của cơ thể khi tiếp xúc với môi trường đã bị làm hỏng, gây ung thư.

Khi không có yếu tố di truyền, ung thư cũng có thể xuất hiện thành cụm trong các gia đình. Điều này có thể do thói quen khi sống chung như hút thuốc hoặc ăn kiêng, tiếp xúc với các chất gây ung thư trong môi trường. Ung thư cũng có thể lây truyền giữa các thành viên trong gia đình do tiếp xúc với virus (ví dụ viêm gan B).

Bệnh ung thư có thể di truyền trong gia đình. Ảnh: Freepik.

Cấy ghép nội tạng: Hệ thống miễn dịch tiêu diệt các tế bào ung thư từ người khác xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, điều này ngoại lệ với trường hợp ung thư được truyền từ người này sang người khác thông qua cấy ghép nội tạng. Với cấy ghép nội tạng, có hai yếu tố góp phần vào nguy cơ này. Một là khối lượng lớn các tế bào khối u từ cơ quan được cấy ghép được cấy vào người. Hai là người được cấy ghép thường bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng do các loại thuốc được sử dụng để ngăn chặn sự đào thải, dễ mắc ung thư.

Truyền máu: Theo nghiên cứu của Viện Y khoa Howard Hughes (Mỹ), hiện không có bằng chứng cho thấy ung thư đã từng lây truyền qua đường truyền máu. Tuy nhiên, người mắc ung thư thì không được hiến máu.

Lây truyền ung thư khi mang thai: Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Anh, có một vài trường hợp được báo cáo về sự lây truyền ung thư trong thời kỳ mang thai. Ung thư lây từ mẹ sang con xảy ra khi các khối u của mẹ di căn đến nhau thai, tuy nhiên nhau thai thường ngăn không cho tế bào ung thư đến được với em bé. Khả năng lây truyền ung thư từ mẹ sang con rất hiếm, ước tính chỉ là 0,000005%; thường với bệnh bạch cầu, u lympho.

Ung thư đường mật là u hiếm gặp phát sinh trong nhau thai. Khối u có thể lan sang cả mẹ và con, là trường hợp duy nhất lây truyền ung thư nối tiếp (từ nhau thai sang mẹ rồi từ mẹ sang người nhận tạng do người mẹ hiến tặng).

Lây bệnh nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng (HPV, HIV, viêm gan B...) truyền từ người sang người có thể dẫn đến ung thư. Trong trường hợp này, không phải ung thư truyền nhiễm mà là tình trạng nhiễm trùng có dẫn đến ung thư nhưng cũng rất hiếm. Nhiễm trùng thường do vi khuẩn, virus là phổ biến, còn ung thư không phát sinh từ nhiễm trùng, không phải do vi khuẩn. Hầu hết các bệnh ung thư đều có nhiều nguyên nhân khác nhau. Các yếu tố như tiếp xúc với chất gây ung thư, ức chế miễn dịch, yếu tố di truyền, lối sống... kết hợp với nhiễm trùng để gây ra ung thư.

Một số chủng virus HPV gây bệnh nhiễm trùng (u nhú ở người), phổ biến lây truyền qua đường tình dục và có liên quan đến ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư âm đạo và ung thư đầu và cổ. Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm HPV sẽ tự khỏi nhưng khi dai dẳng có thể dẫn đến viêm nhiễm và ung thư.

Virus viêm gan B và C có thể gây ung thư gan. Virus Epstein Barr (EBV) được biết đến là nguyên nhân gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân. Bệnh có liên quan đến một số loại ung thư như: ung thư hạch Burkitt, ung thư biểu mô dạ dày, ung thư hạch Hodgkin và ung thư biểu mô vòm họng. Trong 90-95% người bị nhiễm bệnh này trên toàn cầu, có khoảng 1% người phát triển thành ung thư.

Vi khuẩn HP có liên quan ung thư dạ dày. Ký sinh trùng như sán lá gan có thể dẫn đến ung thư ống mật, sán máng có liên quan đến ung thư bàng quang. Một số vi khuẩn sống trên da cũng có thể gây ung thư da.

Ung thư không lây truyền theo đường thông thường nên sự gần gũi có thể giúp bạn bè hoặc người thân đối phó với bệnh tật tốt hơn, giảm bớt cảm giác bị cô lập trong quá trình điều trị ung thư. Tuy nhiên, HPV, viêm gan B và C, HIV... có thể lây truyền qua đường tình dục và tiếp xúc với máu. Viêm gan B lây lan dễ dàng hơn nhiều so với HIV, ngay cả việc dùng chung bàn chải đánh răng cũng có thể lây bệnh. Do đó, quan hệ tình dục an toàn, tránh tiếp xúc hoặc tiếp xúc an toàn với người bệnh nhiễm trùng giúp ngăn ngừa ung thư.

Theo Very Well Health

Đăng ký tư vấn Bệnh ung thư có lây không?

Họ tên không được để trống!

Số điện thoại không được để trống!

Số điện thoại sai định dạng!

Địa chỉ không được để trống!

Tên sản phẩm hoặc Model máy không được để trống!